vote
Your choice
Vote (?)
Đồng ý nên xóa bỏ hình phạt tử hình:
Về mặt pháp lý: Quyền được sống là quyền nhân thân cơ bản của con người, không ai được xâm phạm. Khi áp dụng hình phạt tử hình, tước đi quyền sống, tức vi phạm quyền tự nhiên thiêng liêng của người khác.
Về mặt đạo lý: Án tử hình ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người bị kết án, đặc biệt tinh thần của họ bị khủng hoảng trong thời gian chờ hành quyết và thân nhân của họ phải chịu nỗi đau tinh thần dai dẳng kéo dài.
Về tính hiệu quả: Áp dụng hình phạt tử hình không có hiệu quả vào việc làm giảm các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bởi những người thực hiện hành vi phạm tội đều suy tính đến hậu quả mà họ phải gánh chịu, tuy nhiên, trên thực tế khi họ thực hiện tội phạm thì họ vẫn chấp nhận hậu quả pháp lý đó. Hơn nữa mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án không có, nó tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ.
Không đồng ý xóa bỏ hình phạt tử hình:
Về mặt pháp lý: Quyền sống của cá nhân là quyền cơ bản và không được xâm phạm với điều kiện cá nhân đó cũng phải tôn trọng quyền sống của người khác và không vi phạm đến quyền tự do, an ninh của người khác. Nếu cho rằng án tử hình là xâm phạm quyền sống của con người thì án tù cũng là hình phạt xâm phạm quyền thân thể của con người. Như vậy, án tử hình duy trì về mặt pháp lý đó là sự trừng phạt chính đáng đối với những hành vi xâm phạm đến quyền của người khác.
Về mặt đạo lý: Áp dụng án tử hình sẽ mang lại công lý cho nạn nhân và gia đình họ và quan trọng hơn để ngăn chặn tội phạm. Theo đó, gián tiếp có tác dụng bảo vệ nền tảng và những giá trị đạo đức trong xã hội.
Về hiệu quả: Việc xóa bỏ hình phạt tử hình không thực sự làm giảm tình hình tội phạm. Thực tế, ở một quốc gia, tình hình tội phạm giảm do tác động của nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, xã hội và ý thức pháp luật được tuyên truyền, tác động. Nhiều quốc gia giữ án tử, góp phần giảm thiểu tội phạm, đặc biệt là tội ác nghiêm trọng, đạt được mục đích để răn đe, giáo dục đối với xã hội, đạt được nhiều hiệu quả cao trong phòng ngừa chung.